Ngày nay, tiếng Anh trở thành một điều kiện bắt buộc của rất nhiều ngành nghề và là một phần không thể thiếu trên con đường phát triển sự nghiệp của rất nhiều bạn trẻ. Đó là cánh cửa để bạn giao tiếp với thế giới, hay không nói đâu xa, bạn bắt buộc phải vượt qua các kỳ thi tiếng Anh để có thể cầm được trên tay tấm bằng cao đẳng, đại học, cao học.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, ta có thể chia tiếng Anh thành hai nhóm: tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật. Vậy đâu là sự khác nhau giữa tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật? Cùng tìm hiểu trong bài viết này!

1. Sự khác nhau về mục đích

Tiếng Anh giao tiếp là ngôn ngữ hằng ngày, nhằm mục đích nói chuyện, trao đổi thông tin với mọi người xung quanh. Trong khi đó, tiếng Anh học thuật lại mang hơi hướng trang trọng hơn, đòi hỏi sự chính xác cao hơn và được sử dụng trong các môi trường giao dục, các buổi hội thảo chuyên đề, …

Mặc dù có nhiều khác biệt về mục đích sử dụng, tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật không thể tách rời nhau. Tiếng Anh giao tiếp chính là tiền đề cho tiếng Anh học thuật và tiếng Anh học thuật lại bổ sung cho tiếng Anh giao tiếp, giúp nó thêm phong phú. Như một đứa trẻ, biết nghe biết nói trước khi đi học sẽ tạo điều kiện để việc học đọc, học viết trở nên thuận lợi hơn. Ngược lại, việc học ở trường giúp trẻ nắm bắt được nhiều thông tin và từ đó, giúp các giao tiếp hàng ngày của trẻ được thông thạo và đa dạng hơn

2. Sự khác nhau về bối cảnh sử dụng

Ngoài được sử dụng để trao đổi hằng ngày về cuộc sống và công việc, tiếng Anh giao tiếp còn được thể hiện dưới dạng chữ viết như thư từ, tin nhắn điện thoại, ….

Tiếng Anh học thuật lại khác! Dạng này thường xuất hiện trong các báo cáo khoa học, tài liệu học tập, văn bản hành chính, … đòi hỏi sự chỉnh chu, lịch sự và trang trọng trong cả văn nói và văn viết.

3. Sự khác nhau trong cách diễn đạt

Cách diễn đạt của tiếng Anh giao tiếp và học thuật khác nhau về từ vựng và ngữ pháp. Với tiếng Anh giao tiếp, bạn chỉ cần sử dụng những từ vựng quen thuộc, được phép sử dụng các từ lóng, các cụm từ tắt và không cần hoàn toàn chính xác 100% về mặt ngữ pháp.

Ngược lại, với thì tiếng Anh học thuật, bạn không được dùng từ lóng và ngữ pháp phải thật trau chút. Ngoài ra, từ vựng của tiếng Anh học thuật cũng phức tạp hơn, mang tính chuyên ngành hơn.

Ví dụ:

– Tiếng Anh giao tiếp:

A: I’m thinking of checking out a restaurant in the neighborhood. Do you have any suggestion?

B: Oh, I know that great little place. It’s just a hole in the wall, but it does the most amazing sandwiches. We gotta give it a try!

– Tiếng Anh học thuật:

Every year, there are changes in climate in different parts of the world. Some of these changes are due to natural causes. However, some climatic changes are caused by air pollution, such as burning oil and coal in industry and transportation.

4. Sự khác nhau giữa cách học

Đối với tiếng Anh giao tiếp, người học chỉ cần chú ý các kỹ năng nghe và nói. Tuy nhiên, để nâng cao vốn từ vựng và nói chuyện lưu loát hơn, bạn vẫn nên dành thời gian đọc những bài viết đơn giản.

Ngược lại, việc học tiếng Anh học thuật khá vất vả và thường được bắt đầu khi bạn đã ở một trình độ nhất định trong giao tiếp. Đó là bởi vì tiếng Anh học thuật phục vụ cho giáo dục ở nhà trường và công việc chuyên môn, nó đòi hỏi người học khả năng trình bày, viết luận, báo cáo, … nên cần phải đầu tư công sức và thời gian rất nhiều để luyện tập. Ngoài kỹ năng nghe và nói, tiếng Anh học thuật rất quan trọng kỹ năng đọc và viết.

Hy vọng với những điểm khác nhau giữa tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh học thuật ở trên, bạn có thể phân biệt và lựa chọn cho mình loại tiếng Anh phù hợp nhất với mục đích của bản thân. Dù là tiếng Anh gì, thì nó cũng bắt đầu từ những nền móng căn bản như trao dồi vốn từ vựng, luyện tập phát âm, luyện nghe, luyện đọc, … Chúc bạn thành công!

Leave a Comment